Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua và được yêu thích nhất tại Việt Nam. Để phát triển môn thể thao này, cần có một tổ chức chuyên nghiệp, có năng lực quản lý và điều hành các giải đấu. Đó chính là Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Trong bài viết này, hãy cùng 7M tìm hiểu về VPF là gì bao gồm vai trò, nhiệm vụ và sự khác biệt so với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF).
VPF là gì?
Giải đáp thắc mắc VPF là gì thì VPF là viết tắt của “The Viet Nam Professional Football Joint Stock Company” hay còn được biết đến là Công ty Cổ phần Bóng Đá Chuyên Nghiệp Việt Nam. Đây là một tổ chức chuyên nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp được tổ chức tại Việt Nam.
Vào ngày 29/5/2011, tại cuộc họp của VFF với sự tham gia của 25 đại diện từ các đội bóng trên cả nước, bao gồm 14 đội tham gia giải vô địch quốc gia và 10 đội tham gia giải Hạng Nhất Quốc Gia, quyết định thành lập Công ty Cổ phần Bóng Đá Chuyên Nghiệp Việt Nam (VPF) đã được đưa ra.
VPF được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, trong đó VFF nắm giữ 35,4% vốn điều lệ, là cổ đông lớn nhất; 15 câu lạc bộ ở giải Vô Địch Quốc Gia đóng góp 54,6% vốn điều lệ (mỗi đội góp 3,9%), và 10 đội bóng tham gia giải Hạng Nhất quốc gia đóng góp 10% vốn điều lệ. VPF đã nhận được giấy phép và bắt đầu hoạt động từ ngày 14/12/2011.
Vai trò của VPF đối với nền bóng đá Việt Nam
Vai trò của VPF trong hệ thống bóng đá Việt Nam có tác động lớn và đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng một cách đáng kể đến sự phát triển của bóng đá trong nước mà còn đối với nhiều khía cạnh khác nhau.
Là một tổ chức hoạt động như một doanh nghiệp, nhiệm vụ chính của VPF là tổ chức và quản lý các giải bóng đá chuyên nghiệp, tuân thủ đầy đủ các quy tắc và điều lệ của VFF. Trong quá trình này, VPF tự định hình lịch thi đấu, lựa chọn sân thi đấu và đảm bảo quyền lợi của các đội bóng tham gia giải.
VPF đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh tiến trình chuyên nghiệp hóa của bóng đá Việt Nam và mục tiêu hội nhập với cộng đồng bóng đá toàn cầu. Tổ chức này được thiết lập để thúc đẩy sự phát triển của bóng đá, tạo điều kiện thuận lợi cho các câu lạc bộ và đồng thời hỗ trợ nền bóng đá quốc gia bước chân mạnh mẽ hơn trên đấu trường quốc tế.
Xem Thêm >>>> Play Off Là Gì? Giải Mã Những Bí Ẩn Play Off Trong Bóng Đá
VFF là gì?
Sau khi đã hiểu VPF là gì thì hãy tìm hiểu về VFF. VFF là từ viết tắt của “Vietnam Football Federation” hay còn được biết đến là “Liên đoàn bóng đá Việt Nam”. Đây là tổ chức thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), và Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).
Ban đầu, tổ chức này có tên là Hội bóng đá Việt Nam với các lãnh đạo đầu tiên là Chủ tịch ông Hà Đăng Ấn, nguyên danh thủ bóng đá và là nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt Việt Nam, cùng với Phó Chủ tịch ông Trương Tấn Bửu.
Tháng 8 năm 1989, Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, quyết định thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhằm thay thế cho Hội bóng đá Việt Nam. Ông Trịnh Ngọc Chữ giữ chức Chủ tịch, và các ông Ngô Xuân Quýnh, Trần Vĩnh Lộc, và Lê Bửu làm Phó chủ tịch.
Xem Thêm >>>> Giải Vô Địch AFF Cup Là Gì? Thông Tin Về Giải Đấu Top 1 Châu Á
Sự khác biệt giữa VPF và VFF
Sự khác biệt giữa VPF và VFF nằm ở vai trò và quyền hạn trong hoạt động của tổ chức. Trong khi VFF là tổ chức quản lý và điều hành bóng đá tại Việt Nam, giữ vai trò cao nhất trong hệ thống thì VPF hoạt động theo mô hình quản lý doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào lợi nhuận hơn là yếu tố chính trị như VFF.
VFF đảm nhiệm các nhiệm vụ chính như quản lý tổ chức giải đấu, lập kế hoạch phát triển, và định hình chuyên môn. Đây là cơ quan có trách nhiệm cao nhất đối với tất cả các hoạt động bóng đá trong nước, bao gồm cả đội tuyển quốc gia. Mọi hoạt động của các đội tuyển và các liên đoàn bóng đá thành viên đều phải tuân theo sự giám sát của VFF.
VFF còn là cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bóng đá tại Việt Nam và có thẩm quyền xử phạt trong các giải bóng đá chuyên nghiệp nội địa.
Trong khi đó, vai trò chính của VPF là tập trung vào khía cạnh kinh doanh và lợi nhuận trong quản lý giải đấu bóng đá chuyên nghiệp. VPF sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, và thực hiện các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp như V.League. Đồng thời hướng dẫn và quản lý các câu lạc bộ tham gia giải đấu.
Kết luận
Qua bài viết trên chắc hẳn anh em đã hiểu hết về VPF là gì và sự khác biệt so với VFF. Có thể thấy VPF đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Hi vọng những thông tin kiến thức bóng đá chia sẽ trên sẽ giúp anh em có cái nhìn tổng quan về cơ quan điều hành đứng sau sự phát triển của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại.