Nếu bạn yêu thích bóng đá và thường xuyên theo dõi những trận đấu diễn ra thì chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với thuật ngữ penalty. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và hiểu được chính xác về luật lệ cũng như cách thực hiện quả đá phạt này như thế nào. Chính vì thế qua bài viết dưới đây 7M sẽ cung cấp đến các bạn thông tin chi tiết về penalty, cùng theo dõi ngay nhé. 

Penalty là gì?

Penalty hay đá phạt đền là một kiểu đá phạt trực tiếp trong môn thể thao bóng đá, vị trí của quả đá phạt này thuộc khu vực 16m50 và cách khung thành là 11m. Khi đá phạt đền chỉ có 2 cầu thủ được phép tham gia đó là cầu thủ sút phạt của đội được hưởng phạt đền và thủ môn của đội phải nhận phạt đền. 

Đội bóng được hưởng đá phạt đền sẽ có cơ hội lớn để gia tăng tỷ số, lý do bởi tỷ lệ các quả phạt đền thành bàn thắng là rất cao, ngay cả đối với những thủ môn giỏi nhất. Góc sút của penalty là cực kỳ thoải mái và sẽ đối mặt trực tiếp với thủ môn. Mặc dù vậy cầu thủ thực hiện quả sút phạt đền cũng sẽ phải chịu áp lực tâm lý cực kỳ lớn. Rất nhiều trường hợp sút hỏng phạt đèn cũng bởi lý do này. 

Penalty là gì?
Penalty là gì?

Những tình huống dẫn đến penalty

Có rất nhiều tình huống dẫn đến phạt đền như phạm các lỗi cơ bản, do trọng tài nhận định sai hay loạt sút penalty trong các trận đấu loại trực tiếp, cụ thể:

Các lỗi cơ bản dẫn đến phạt đền

Phạt đền là một tình huống nhạy cảm và có thể mang tính quyết định tới kết quả của trận đấu, do đó trọng tài sẽ cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định thổi phạt đền hay không. Dưới đây sẽ là những tình huống lỗi cơ bản trong vòng 16m50 có thể khiến trọng tài thổi phạt penalty:

  • Ngáng hoặc cản trở cầu thủ đội đối phương. 
  • Đá hoặc cố tình đá vào cầu thủ đội đối phương. 
  • Nhảy vào người cầu thủ đội đối phương. 
  • Đánh hoặc cố ý đánh cầu thủ đội đối phương. 
  • Xoạc vào người cầu thủ đội đối phương. 
  • Đẩy hoặc lôi kéo người cầu thủ đội đối phương. 
  • Có hành vi cố tình dùng tay chơi bóng trong khu vực 16m50.
Các lỗi cơ bản dẫn đến phạt đền
Các lỗi cơ bản dẫn đến phạt đền

Xem Thêm >>>> Phạt Góc Là Gì? Luật Phạt Góc Trong Bóng Đá Chi Tiết Nhất

Các trường hợp đặc biệt dẫn đến phạt đền

Một số trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến phạt đền đó là: 

  • Trọng tài mắc sai lầm khi xác định lỗi xảy ra trong khu vực 16m50 trong khi thực tế lỗi xảy ra ngoài khu vực này.  
  • Cầu thủ giả vờ bị phạm lỗi trong khu vực 16m50 để trọng tài thổi phạt penalty trong khi thực tế không có lỗi. 

Hiện nay với công nghệ VAR cực kỳ hiện đại đã giúp các tình huống phạt đền chính xác hơn, đồng thời hạn chế được những sai sót. Tuy nhiên tại một số giải đấu bóng đá công nghệ VAR vẫn chưa được áp dụng nên các trường hợp thổi phạt đền đặc biệt này vẫn xảy ra. 

Những trận đấu loại trực tiếp 

Ngoài 2 trường hợp trên thì trong những trận đấu loại trực tiếp, những trận tranh cúp và cần xác định đội thắng thua để chọn một đội vào vòng tiếp theo khi hai đội hòa nhau sau 90 phút của 2 hiệp đấu chính cùng 30 phút của 2 hiệp phụ (nếu có) thì cũng sẽ xuất hiện đá penalty. 

  • Loạt sút này thường sẽ có 5 lượt đá, sau 5 lượt này đội bóng nào có lượt đá thành công nhiều hơn sẽ chiến thắng.
  • Trường hợp cả 2 đội đều thành công 5 lượt đá thì cầu thủ 2 đội sẽ tiếp tục thực hiện những loạt sút tiếp theo. Kết quả sẽ được xác định sau khi có một cầu thủ đá hỏng. 

Mặc dù loạt đá luân lưu cũng thực hiện đá penalty tuy nhiên 2 hình thức này sẽ khác nhau. Loạt sút luân lưu sẽ quyết định kết quả của trận đấu trong khi sút phạt đền sẽ chỉ ảnh hưởng đến tỷ số của trận đấu.

Những trận đấu loại trực tiếp
Những trận đấu loại trực tiếp

Luật đá penalty (cách thực hiện)

Các cầu thủ có thể thực hiện luật đá penalty theo 2 cách đó là đá theo cách thông thường hoặc đá theo cách phối hợp đồng đội. Cụ thể: 

Đá penalty thông thường

  • Với cách đá penalty thông thường thì trái bóng sẽ được đặt tại chấm phạt đền cách khung thành 11m và cách đều 2 cột dọc khung thành,
  • Ngoại trừ cầu thủ đá phạt và thủ môn thì tất cả các cầu thủ còn lại của 2 đội sẽ phải đứng cách xa chấm phạt đền tối thiểu là 9.15m.
  • Bất kỳ cầu thủ nào trong đội được hưởng phạt đền đều có thể thực hiện quả đá phạt này.
  • Thủ môn đội bị phạt đền sẽ phải đứng giữa khung thành và phía trên của vạch vôi, mặt hướng về phía trái bóng cho đến khi trái bóng được cầu thủ đá đi.
  • Đồng thời thủ môn sẽ chỉ được phép di chuyển theo chiều ngang, nếu như thủ môn di chuyển về phía trước khi trái bóng chưa được đá thì quả đá phạt đền sẽ phải được thực hiện lại từ đầu nếu bàn thắng chưa được ghi. 
  • Quả phạt đền sẽ chỉ được thực hiện sau khi trọng tài thổi còi và sẽ được tính là bàn thắng khi trái bóng đi qua vạch vôi trước khung thành.
  • Sau khi trái bóng được đá đi và di chuyển thì các cầu thủ của 2 đội có thể xâm nhập khu vực 16m50 và tiếp tục trận đấu như bình thường.
  • Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp bởi quả đá phạt đền, trường hợp bàn thắng không được ghi thì trận đấu sẽ được tiếp tục diễn ra như bình thường.  
Đá penalty thông thường
Đá penalty thông thường

Đá penalty phối hợp

Ngoài cách đá thông thường thì cầu thủ cũng có thể thực hiện đá penalty theo kiểu phối hợp. Với cách này cầu thủ sẽ không sút trực tiếp mà sẽ đẩy nhẹ trái bóng về phía trước. Lúc này cầu thủ từ phía sau theo sự bàn bạc và thống nhất trước đó sẽ nhanh chóng chạy lên sút trái bóng để ghi bàn. 

Với cách đá phối hợp thì cầu thủ thực hiện cú sút cũng sẽ phải đứng cách xa chấm phạt đền tối thiểu là 9.15m, cách sút penalty phối hợp sẽ làm thủ môn bị bất ngờ và tỷ lệ ghi bàn sẽ cao hơn. 

Cách đá phạt đền phối hợp được Danny Blanchflower và Jimmy McIlroy sử dụng lần đầu tiên trong trận đấu của diễn ra giữa 2 đội Northern Ireland và Bồ Đào Nha vào ngày 1/5/1957. Tuy nhiên trong bóng đá hiện đại cách đá phạt đền kiểu này thường rất ít được sử dụng bởi sự căng thẳng và tâm lý sẽ dẫn đến sai sót xảy ra. Chính vì thế mà hầu hết các cầu thủ sẽ thực hiện sút penalty trực tiếp.

Đá penalty phối hợp
Đá penalty phối hợp

Xem Thêm >>>> Bán Độ Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Bán Độ Bóng Đá

Những lỗi khi đá phạt đền

Trong quá trình thực hiện penalty, nếu vi phạm các lỗi dưới đây thì sẽ phải thực hiện lại quả đá phạt: 

  • Chân của thủ môn rời khỏi vạch vôi khi cầu thủ thực hiện phạt đền chưa sút bóng. Đây là lỗi thường hay xảy ra bởi các thủ môn thường phán đoán trước đường bóng và thực hiện phản xạ cản phá, việc di chuyển sớm sẽ khiến thủ môn phạm lỗi và quả đá phạt phải thực hiện lại. 
  • Cầu thủ thực hiện quả phạt đền chỉ được làm động tác giả trong khi chạy đà, không được làm khi đã kết thúc chạy đà và sút bóng. Do đó nếu cầu thủ vi phạm và sút bóng vào lưới thì quả đá phạt đền sẽ phải thực hiện lại, đồng thời cầu thủ còn có thể phải nhận thẻ vàng. 
  • Cầu thủ thực hiện sút phạt đền chạm bóng lần 2 trong khi trái bóng chưa chạm vào cầu thủ khác. Đây là lỗi thường hay xảy ra khi bóng chạm xà ngang hay cột dọc và bật ra. 
  • Cầu thủ ở bên ngoài di chuyển vào khu vực vòng cấm khi cầu thủ thực hiện phạt đền chưa sút bóng, lỗi này thường hay xảy ra với đội được hưởng penalty và quả đá phạt phải thực hiện lại.
  • Cầu thủ đăng ký sút phạt đền không thực hiện cú sút mà là một cầu thủ khác, với lỗi này thì cầu thủ có thể phải nhận thẻ vàng và quả phạt đền sẽ phải thực hiện lại. 
Những lỗi khi đá phạt đền
Những lỗi khi đá phạt đền

Kết luân

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã nắm được các thông tin như penalty là gì, những tình huống dẫn đến penalty, cách thực hiện cùng những lỗi hay mắc phải khi đá phạt đền. Hy vọng kiến thức bóng đá này hữu ích và giúp cho bạn hiểu rõ hơn về môn thể thao vua này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *