Bóng đá là bộ môn có tương đối nhiều luật chơi mà người xem cũng như người tham gia thi đấu đều phải học và nắm được, một trong những điều luật quan trọng nhất cần quan tâm chính là luật thẻ phạt. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày mà bóng đá không tồn tại luật thẻ phạt thì sẽ trở nên như thế nào? Hãy cùng với 7M nghiên cứu ngay về luật thẻ phạt trong bài viết này nhé!

Giới thiệu về luật thẻ phạt

Luật thẻ phạt trong bóng đá đã trải qua một quá trình lịch sử phức tạp và phát triển từ khi bóng đá ra đời, dưới đây là một tóm tắt về sự hình thành và tiến hóa của luật thẻ phạt trong bóng đá:

  • Thẻ màu đầu tiên: trước khi có sử dụng thẻ phạt, trọng tài chỉ sử dụng các biện pháp như cảnh cáo, đuổi khỏi sân trận đấu hoặc truất quyền thi đấu đối với những cầu thủ vi phạm. 
  • Sự ra đời của thẻ màu: năm 1966 trong trận đấu giữa Anh và Argentina tại World Cup, trọng tài Ken Aston gặp khó khăn trong việc quản lý các cầu thủ và quyết định sử dụng thẻ màu để truyền đạt thông tin. 
  • Quy định chính thức của FIFA: sau sự kiện năm 1966 FIFA đã tiếp nhận ý tưởng và bắt đầu thực hiện sử dụng thẻ màu trong các giải đấu quốc tế, năm 1970 trong World Cup tổ chức tại Mexico, FIFA chính thức công nhận và đưa vào sử dụng thẻ màu trong toàn bộ các trận đấu.
  • Mở rộng quy định: theo thời gian quy định về thẻ phạt đã được mở rộng và cụ thể hóa để áp dụng cho các trường hợp vi phạm cụ thể, ngoài việc sử dụng thẻ vàng để cảnh cáo và thẻ đỏ để đuổi khỏi sân, FIFA đã tạo ra thẻ vàng thứ hai để áp dụng cho những lần vi phạm tiếp theo.
Lịch sử hình thành luật thẻ phạt
Lịch sử hình thành luật thẻ phạt

Những ai có thể nhận thẻ trong một trận đấu

Trong một trận đấu bóng đá, nhiều người có thể nhận thẻ phạt tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm, dưới đây là một số người thường xuyên nhận thẻ phạt:

  • Cầu thủ: các cầu thủ có thể nhận thẻ phạt khi vi phạm luật chơi như phạm lỗi, phạm luật của trọng tài, thể hiện hành vi không đúng mực hoặc phạm quy định của FIFA. 
  • Huấn luyện viên và thành viên của ban huấn luyện: huấn luyện viên và thành viên trong ban huấn luyện cũng có thể nhận thẻ phạt nếu vi phạm quy tắc hoặc hành vi không thích hợp trên băng ghế huấn luyện. 

Đáng lưu ý rằng việc nhận thẻ phạt phụ thuộc vào quyết định của trọng tài và thể hiện tính khách quan và công bằng trong việc áp dụng quy tắc.

Những ai có thể nhận thẻ trong trận đấu
Những ai có thể nhận thẻ trong trận đấu

Xem Thêm >>>> Luật Thay Người Trong Bóng Đá Và Những Cập Nhật Mới

Những trường hợp nhận thẻ

Trong một trận đấu sẽ xuất hiện vô vàn những trường hợp mà cầu thủ phải nhận thẻ, nắm được chính xác những trường hợp này thì người xem mới có thể hiểu được trận đấu. 

Những lỗi nào thì nhận thẻ vàng

Những lỗi mà các cầu thủ trên sân chắc chắn bị nhận thẻ vàng bao gồm:

  • Cầu thủ có những hành vi phi thể thao. 
  • Cầu thủ phản ứng, tỏ thái độ không hợp tác với trọng tài. 
  • Cầu thủ phạm lỗi nhiều lần.
  • Cầu thủ câu giờ. 
  • Cầu thủ không tuân thủ theo các quy định chung của bóng đá. 
  • Cầu thủ không xin ý kiến trọng tài khi ra vào sân. 
  • Cầu thủ cởi áo trước khi thay người. 
  • Cầu thủ cởi áo khi ăn mừng bàn thắng. 

Xử phạt như thế nào?

Thông thường cầu thủ nhận thẻ vàng sẽ xảy ra 2 tình huống chính là: tình huống cố định hoặc không cố định, đối với các tình huống cố định thì cầu thủ phải nhận thẻ vàng, đội bạn sẽ được hưởng quyền đá phạt trực tiếp, đây được gọi là phạm lỗi nhận thẻ cố định. 

Ở tình huống tiếp theo là nhận thẻ không cố định: nhận thẻ không cố định là cầu thủ vô ý phải nhận thẻ vàng nhưng nó không ảnh hưởng đến diễn biến của trận đấu, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và cầu thủ phạm lỗi sẽ phải nhận thẻ, sau đó trận đấu sẽ lại tiếp tục. 

Trường hợp ngoại lệ

Vào ngày 22 tháng 6 năm 2006, trọng tài Graham Poll đã cho Josep Simunic của đội Croatia trong trận đấu giữa Croatia vs Úc lãnh 3 thẻ vàng. Simunic nhận thẻ vàng đầu tiên ở phút 62 và thẻ vàng thứ hai ở phút 90, thật ngạc nhiên khi ông Poll lại không hề rút thẻ đỏ cho cầu thủ này. Sau đó trận đấu kết thúc, Simunic đã có những lời nói không hay với ông Simunic, lúc này thẻ vàng thứ 3 được rút ra và kèm theo đó là một tấm thẻ đỏ cho hậu vệ người Croatia. 

Những lỗi nào thì nhận thẻ đỏ

Có một số lỗi trong bóng đá có thể dẫn đến việc nhận thẻ đỏ, bao gồm:

  • Cầu thủ có hành vi phi thể thao ở mức độ cao. 
  • Cầu thủ phạm lỗi quá nghiêm trọng. 
  • Cầu thủ trước đó đã nhận 1 thẻ vàng và tiếp tục nhận thêm 1 thẻ vàng.  
  • Cầu thủ có hành vi bạo lực với bất kỳ người nào trên sân. 
  • Cầu thủ truy cản trái phép tùy vào tình huống. 
  • Cầu thủ sử dụng cử chỉ ngôn ngữ không đúng mực trong thi đấu. 
  • Cầu thủ cố tình câu giờ trong thời gian dài. 

Xử phạt như thế nào?

  • Hành vi phi thể thao: cầu thủ bị truất quyền thi đấu, trận đấu tiếp tục diễn ra nếu như không có tình huống xử phạt cố định.  
  • Phạm lỗi nghiêm trọng: cầu thủ bị truất quyền thi đấu, đội bạn được hưởng đá phạt trực tiếp. 
  • Gây ra lỗi và nhận 2 thẻ vàng: cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu, đội bạn hưởng đá phạt trực tiếp. 
  • Bạo lực: cầu thủ bị truất quyền thi đấu, trận đấu được tạm dừng, nếu là vi phạm với đối thủ thì nhận phạt trực tiếp, trường hợp cầu thủ bạo lực với các nhân tố khác thì trận đấu được tiếp tục. 
  • Ngăn cản bóng bằng tay: cầu thủ bị truất quyền thi đấu, đội bạn được hưởng phạt đền. 
  • Cố tình phạm lỗi: cầu thủ bị truất quyền thi đấu, đội bạn được hưởng đá phạt trực tiếp. 
  • Câu giờ: thông thường lỗi câu giờ bị thẻ đỏ là do cầu thủ phải nhận 2 thẻ vàng, trận đấu sẽ tiếp tục mà không có đá phạt. 

Lưu ý với các trường hợp nhận thẻ đỏ, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các cầu thủ có thể bị treo giò một số lượng trận nhất định sau đó. 

Trường hợp ngoại lệ

Vào ngày 22 tháng 6 năm 2006, trong trận đấu giữa Croatia và Australia tại World Cup 2006 thì trọng tài Graham Poll đã rút ba thẻ vàng cho hậu vệ Josep Simunic của đội Croatia. Simunic nhận thẻ vàng đầu tiên ở phút 62 và thẻ vàng thứ hai ở phút 90.

Tuy nhiên ông Poll không rút thẻ đỏ để truất quyền thi đấu Simunic, sau khi trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 2-2, Simunic đã nói gì đó với ông Poll, khiến ông tỏ vẻ giận dữ, ông Poll đẩy Simunic ra khỏi sân và rút thẻ vàng thứ ba, chuyển đổi nó thành thẻ đỏ truất quyền thi đấu của Simunic.

Những CLB nhận nhiều thẻ sẽ bị xử lý như thế nào?

Những CLB nhận nhiều thẻ sẽ bị xử lý như sau:

  • Cảnh cáo: ban quản lý bóng đá có thể cảnh cáo câu lạc bộ về hành vi thô bạo, vi phạm luật, hoặc những hành vi không thể chấp nhận khác.
  • Phạt tiền: câu lạc bộ có thể bị buộc phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm luật, đặc biệt là trong trường hợp có hành vi không thể chấp nhận hoặc vi phạm quy định về thẻ phạt.
  • Cấm thi đấu: câu lạc bộ có thể bị cấm tham gia các trận đấu trong một khoảng thời gian nhất định, điều này có thể áp dụng cho các trận đấu cụ thể hoặc toàn bộ một mùa giải.
  • Rút quyền thi đấu: ban quản lý bóng đá có thể rút quyền thi đấu của câu lạc bộ khỏi giải đấu hoặc giảm số lượng đội tham gia giải đấu.
  • Sản xuất tài liệu: ban quản lý bóng đá có thể yêu cầu câu lạc bộ sản xuất tài liệu và báo cáo chi tiết về việc xử lý các vi phạm và cam kết cải thiện.
  • Giám sát nghiêm ngặt: câu lạc bộ có thể bị theo dõi chặt chẽ hơn và được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt từ các tổ chức quản lý bóng đá.
Những CLB nhận nhiều thẻ sẽ bị xử lý như thế nào?
Những CLB nhận nhiều thẻ sẽ bị xử lý như thế nào?

Xem Thêm >>>> Luật Việt Vị Trong Bóng Đá Là Gì? Khi Nào Phạm Lỗi Việt Vị?

Luật xóa thẻ được áp dụng trong các trường hợp nào?

Luật xóa thẻ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Nhận thẻ phạt nhầm: nếu một cầu thủ bị nhầm lẫn và nhận thẻ phạt mà không xứng đáng, cầu thủ đó sẽ được xóa thẻ. 
  • Đánh nhau giữa các cầu thủ: trong trường hợp các cầu thủ lao vào cuộc đấu tay đôi và các trọng tài không thể nhận ra nguyên nhân chính xác và truất quyền thi đấu đúng người.
  • Sự can thiệp của công nghệ VAR: trọng tài sau khi xem lại Var nếu xác định được tình huống nhận thẻ của cầu thủ là không chính xác thì sẽ xóa thẻ. 

Trên đây chính là những kiến thức bóng đá và thông tin chính xác về luật thẻ phạt trong bóng đá, nếu bạn đọc là người mới tiếp cận với bóng đá chưa lâu, bạn sẽ cần một thời gian dài để tiếp tục tìm hiểu về chi tiết các luật bóng đá tương tự. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *