Nếu anh em đã xem qua các chương trình thể thao trên tivi, chắc hẳn sẽ nghe rất nhiều đến cụm từ “Doping”. Đây là một trong những chất mà các cầu thủ khi đi đấu thể thao không được phép sử dụng đến. Nội dung của bài viết này, tỷ lệ 7M sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn doping là gì kèm theo những tác hại của nó.
Khái niệm Doping
Doping là một chất kích thích có tên tiếng Anh là Dope. Thuật ngữ này được đưa vào từ điển vào năm 1889 và được định nghĩa là hỗn hợp thuốc phiện để đua ngựa. Chất kích thích này trong y học ban đầu được gọi là “Các loại thuốc có thể kích thích hệ thống thần kinh của con người, làm cho con người hưng phấn và cải thiện trạng thái chức năng của họ”.
Hiện tại Doping được chia thành 3 dạng thông dụng nhất là:
- Doping máu: Tăng cường khả năng vận chuyển từ oxy qua hồng cầu.
- Doping cơ: Tăng sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormone.
- Doping thần kinh: Ngăn chặn quá trình điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh.
Xem Thêm >>>> Bán Độ Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Bán Độ Bóng Đá
Những tác hại của doping
Nhìn chung, doping thường có công dụng chính là đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng thể lực, khả năng tập trung của vận động viên… Tuy nhiên, những tác dụng này không phải lúc nào cũng đem đến lợi ích tốt về sức khỏe cho người dùng. Trên thực tế, doping có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của vận động viên do tác dụng phụ của nó.
Việc sử dụng doping có thể dẫn đến tình trạng:
- Hội chứng run rẩy: Sử dụng doping với liều lượng lớn không chỉ làm cho các vận động viên gặp vấn đề về hội chứng run rẩy. Mà hơn hết nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thi đấu của họ trong tương lai.
- Yếu cơ, đầu chi to: Việc sử dụng doping thường xuyên có gây ra những tác hại đáng kể cho sức khỏe của cơ thể. Bên cạnh việc làm suy yếu các cơ và chi, doping có thể khiến người sử dụng mắc các bệnh lý như tiểu đường.
- Khiến suy giảm trí nhớ, mất tỉnh táo: Thậm chí việc sử dụng doping cũng làm cho hiệu suất của não bộ giảm theo thời gian. Cũng từ đó người dùng dễ dàng rơi vào tình trạng mất tỉnh táo, trí nhớ giảm sút một cách rõ rệt.
- Tác dụng phụ khác: Bên cạnh các tác hại trên, việc sử dụng doping còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác như: Nổi mẩn ngứa, nhiễm khuẩn gan, tán huyết cùng nhiều vấn đề liên quan đến đường huyết. Ngoài ra, trong một số trường hợp doping còn có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng cục bộ và gây tử vong cho người dùng.
Doping là gì trong thể thao?
Doping là một vấn đề khá nhạy cảm trong thể thao. Nó là tên gọi chung cho tất cả các chất bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao bất kể là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.
Tuy nhiên không phải bất kỳ vận động viên/ cầu thủ sử dụng doping đều với mục đích gian lận hay tăng cường hiệu suất.
Cũng có một vài trường hợp sử dụng doping do áp lực thi đấu từ đội tuyển hoặc vì họ tin rằng nó có thể giúp họ nhanh chóng phục hồi sau chấn thương.
Có được sử dụng Doping khi thi đá bóng không?
Việc sử dụng các loại thuốc tăng cường thành tích trong thể thao đều bị cấm hoàn toàn và tất nhiên doping không phải là trường hợp ngoài lệ. Mục đích chính là ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe, tạo sự bình đẳng cho các vận động viên cũng như là duy trì hình ảnh thể thao công bằng, không chất kích thích.
Trước thềm World Cup năm 2010, WADA (Cơ quan phòng chống doping quốc tế) đã thông báo rằng: Họ sẽ tăng gấp đôi hình phạt đối với những ai vi phạm sử dụng doping từ 2 năm lên 4 năm.
Song, theo hướng dẫn từ FIFA, tất cả các cầu thủ khi tham gia thi đấu đều phải có nghĩa vụ kiểm tra doping trước khi thi đấu. Bao gồm: Mẫu máu và mẫu nước tiểu. Ngoài ra, các cầu thủ cũng sẽ bị kiểm tra bất cứ lúc nào (nếu cần thiết).
Xem Thêm >>>> Fairplay Là Gì? Cách Áp Dụng Luật Fairplay Trong Bóng Đá
Hình phạt cho các cầu thủ sử dụng Doping
Nếu các cầu thủ bị kết tội sử dụng doping khi thi đấu, họ có thể bị cấm thi đầu từ vài tháng cho đến suốt đời, dựa vào mức độ nghiêm trọng trong từng trường hợp.
Đối với trường hợp không cố ý tiêu thụ chất cấm, lệnh cấm thi đấu có thể kéo dài đến 2 năm. Tuy nhiên, nếu cầu thủ cố tình sử dụng doping bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu tới 4 năm, thậm chí là bị treo giò mãi mãi.
Tất nhiên, nếu FIFA phát hiện các cầu thủ cố tình gian lận bao gồm cả việc buôn bán và sử dụng bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu vĩnh viễn, thậm chí là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bài viết trên, kiến thức bóng đá 7M đã giải đáp cho anh em hiểu doping là gì? Kèm theo những tác hại mà nó mang đến trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung. Đây chính là một chất cấm có hại và không nên được sử dụng.